Tin tức sự kiện

PHÂN TÍCH CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Điểm nổi bật

Kể từ khi ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam vào ngày 23/01/2020, Chính phủ Việt Nam đã gia tăng các nỗ lực khống chế sự lây lan của vi-rút cũng như chữa trị cho những người nhiễm bệnh. Nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, Chính phủ đã đưa ra các quy định hạn chế di chuyển, đóng cửa trường học và tạm dừng các cơ sở dịch vụ không thiết yếu, đồng thời thực hiện chế độ cách ly và giãn cách xã hội. Từ ngày 23/04, một số biện pháp giãn cách xã hội đã dần dần được nới lỏng, nhiều ca mắc mới được phát hiện và dự tính có thể sẽ có một làn sóng mới của dịch bệnh. Trong bối cảnh này, rất nhiều người, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương, vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi vô số các tác động dài hạn tiềm ẩn của đại dịch.

Kế hoạch ứng phó với COVID-19 cấp quốc gia thể hiện biện pháp ứng phó mang tính đa ngành của Chính phủ Việt Nam trước khủng hoảng này. Kế hoạch được ban hành lần đầu vào ngày 20/01, cập nhật vào ngày 31/01 và hiện vẫn đang được cập nhật tiếp. Kế hoạch bao gồm một gói bảo trợ xã hội 62 nghìn tỷ đồng (tương đương với khoảng 2,6 triệu USD) với hỗ trợ tiền mặt cho những đối tượng dễ bị tổn thương nhất và người lao động mất việc làm (mức hỗ trợ 1 triệu đồng (tương đương khoảng 43 USD) mỗi tháng cho từng hộ gia đình hoặc người lao động trong khu vực phi chính thức bị mất việc làm) từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng thông qua gói tín dụng lãi suất thấp để trả lương cho nhân viên. Phương án hành động trên đã được bổ sung thông qua Kế hoạch Hỗ trợ Ứng phó với COVID-19 của Liên hợp quốc (hiện mang tên Kế hoạch Chuẩn bị và Ứng phó Chiến lược với COVID-19 của Liên hợp quốc đối với Việt Nam). Kế hoạch này của Liên hợp quốc được soạn thảo vào ngày 27/03 và vẫn đang trong quá trình sửa đổi, trong đó tập trung vào năm trụ cột: 1) đảm bảo các dịch vụ y tế thiết yếu luôn sẵn sàng và bảo vệ hệ thống y tế, 2) giúp đỡ người dân đương đầu với tình cảnh khó khăn thông qua các dịch vụ bảo trợ xã hội và dịch vụ cơ bản, 3) đảm bảo công ăn việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lao động trong khu vực phi chính thức thông qua các chương trình ứng phó và phục hồi kinh tế, 4) chỉ đạo việc đẩy mạnh các kích thích tài khóa và tài chính để giúp các chính sách kinh tế vĩ mô có hiệu quả đối với những nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất, cũng như tăng cường các ứng phó đa phương và trong khu vực, và 5) thúc đẩy gắn kết xã hội, đầu tư vào hệ thống phục hồi và ứng phó do cộng đồng làm chủ. 

Diễn biến tương lai của đại dịch tại Việt Nam và trên thế giới vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng này sẽ còn tiếp diễn, và hành trình đến với sự phục hồi sẽ là một chặng đường dài. Với mục tiêu đương đầu với một viễn cảnh không chắc chắn và giải quyết các tác động của đại dịch đối với những đối tượng dễ bị tổn thương, trong một tuyên bố vào ngày 16/04/2020, Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã nhấn mạnh nhu cầu xem xét kỹ lưỡng tính phức tạp của các tác động về mặt xã hội và kinh tế do COVID-19.   

Dựa trên tình hình phát triển của thế giới và bối cảnh tại Việt Nam, Nhóm Công tác về Tác động Xã hội của COVID-19 trực thuộc Liên hợp quốc tại Việt Nam đã biên soạn tài liệu này, trong đó UNICEF chủ trì việc soạn thảo và các tổ chức như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), Chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Văn phòng Liên hợp quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC), Tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc (UN Women) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tham gia đóng góp thông tin đầu vào. Tài liệu được xây dựng dựa trên các bằng chứng then chốt và dữ liệu sơ bộ từ đánh giá do các cơ quan của Liên hợp quốc thực hiện, đồng thời được rà soát thông qua một loạt buổi tham vấn. Cần lưu ý rằng, tuy một số đánh giá trong tài liệu mang tính đại diện quốc gia, các đánh giá khác áp dụng chọn mẫu từ một số địa phương và nhóm dân số trọng tâm phản ánh chính xác ở thời điểm thu thập số liệu. Ngoài ra, tài liệu này cũng được biên soạn dựa trên tham vấn với Ngân hàng Phát triển Châu Á và Ngân hàng Thế giới. Mục đích của tài liệu là đưa ra các khuyến nghị về chính sách chiến lược nhằm cung cấp thông tin cho đối thoại với Chính phủ và các đối tác khác. 

(By https://www.unicef.org/vietnam)

(tải bài viết tại đây)

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trung tâm ngoại ngữ IGEN Đà Nẵng

Địa chỉ: Địa chỉ: 49 Trần Văn Cẩn, Hòa Xuân, Đà Nẵng

Hotline: 0917.982.345

Email: trungtamngoainguigen@gmail.com

Google Map

0917.982.345

icon zalo
messenger facebook